Truyện Tranh Phật Giáo
  • Truyện tranh
  • Truyện Cổ Phật Giáo
  • Phim Hoạt Hình

Người Đạo sĩ chí hiếu

Share on Facebook
Facebook
0Share on Google+
Google+
0Pin on Pinterest
Pinterest
0Print this page
Print
Email this to someone
email

Ngày xưa có một vị Đạo Sĩ tên là Quang Thiểm, nhà nghèo, cha mẹ bị mù. Đạo Sĩ luôn hầu hạ cha mẹ suốt ngày đêm. Nhận thấy người đời ham danh trục lợi, không chịu làm lành, tránh dữ cho nên Đạo Sĩ đem cha mẹ vào rừng, dựng một căn chòi nhỏ để phụng dưỡng cha mẹ và lo tu học. Quang Thiểm không bao giờ sát hại súc vật, hằng ngày vào rừng kiếm trái cây, rau cải về nuôi cha mẹ.

Gần chỗ Đạo Sĩ ở, có một con suối nước mát và trong vắt, cây cối chung quanh um tùm, có nhiều trái cây thơm ngon. Một buổi trưa mùa hè, Quang Thiểm đến suối hái quả và lấy nước về cho cha mẹ dùng, gặp lúc vua Ca Di vào rừng săn bắn ở gần đó. Nghe tiếng sột soạt bên bờ suối, nhà vua tưởng là hươu nai nên dương cung bắn. Mủi tên cắm phập vào hông Quang Thiểm, chàng té nhào xuống dòng suối bất tĩnh.

Nhà vua và quân lính chạy lại, thấy Quang Thiểm bị thương, mọi người tìm cách cứu. Khi hồi tĩnh Đạo Sĩ biết mình bị bắn và khó có thể thoát chết nên than rằng:

– Các ngài ơi, thân tôi dù có chết cũng đành cam chịu. Ngặt vì tôi còn cha mẹ mù lòa không ai nuôi dưỡng, chắc phải chết đói. Kính lạy Phật Trời xin hiểu thấu cho con nông nổi nầy và cứu độ cho cha mẹ con được nhiều may mắn. Dứt lời chàng tắt thở.

Vua Ca Di nghe xong liền sa nước mắt và than thở:

– Ôi, ta thật là một kẻ bất nhân, chỉ vì ham giết hại thú vật để vui chơi và ăn cho ngon miệng mà bắn lầm một người đại hiếu như thế này!

Nhà vua tìm đến nơi cha mẹ của Quang Thiểm ở để đem về săn sóc nuôi dưỡng. Cha mẹ Quang Thiểm khi nghe tin con chết liền kêu gào thảm thiết. Cả hai lần mò đến xác con. Thảm thay ông rờ mặt mày, bà vuốt ve tay chân rồi cả hai nguyện nhịn đói để chết theo đứa con hiếu thảo.

image002

Cảm động trước cảnh ấy nên một vị thần hiện xuống cứu cho Quang Thiểm sống lại. Cha mẹ và con mừng rỡ vô cùng rồi quỳ lạy tạ ơn vị thần cứu mạng. Sau đó chàng dìu cha mẹ trở về chòi cũ.

Đứng trước lòng hiếu thảo của Quang Thiểm, tình cốt nhục đậm đà của cha mẹ mến thương con và sự linh ứng của vị thần cứu mạng, vua Ca Di hồi tâm sám hối, từ đó về sau không săn bắn nữa và chuyên lo làm điều lành.

Đạo sĩ Quang Thiểm là tiền thân của đức Phật Thích Ca, cha mẹ Đạo sĩ là tiền thân vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia. Vua Ca Di là tiền thân của ngài A Nan.

Share on Facebook
Facebook
0Share on Google+
Google+
0Pin on Pinterest
Pinterest
0Print this page
Print
Email this to someone
email

Từ khóa

  • truyện cổ Phật giáo
  • truyện tiền thân

Các truyện khác

Thập Đại Đệ Tử: A Nan

Thập Đại Đệ Tử: A Nan

Hai anh em nhà khỉ

Hai anh em nhà khỉ

Trưởng Lão Angulimàla

Trưởng Lão Angulimàla

Chuyên mục

  • Phim Hoạt Hình
  • Truyện Cổ Phật Giáo
  • Truyện tranh

Bài Mới

  • Con voi hung hãn
  • Chú lợn can đảm
  • Hai anh em nhà khỉ
  • Ba người bạn thân
  • Chú dê thông minh

Nên Xem

  • "Công Ơn Cha Mẹ Khó Đáp Đền
  • a di đà phật
  • Angulimàla
  • bài học đạo lý
  • báo ân cha mẹ
  • Bước Đầu Học Phật
  • Bảy Thí Dụ Trong Kinh Pháp Hoa
  • bồ tát hóa thân
  • bồ tát đại thế chí
  • cuộc đời Đức Phật
  • Cuộc đời Đức Phật qua tranh vẽ
  • các vị đệ tử của Đức Phật
  • Cứu Vật Phóng Sanh
  • duc phat vo
  • kinh pháp cú
  • kinh địa tạng
  • la hầu la
  • Life of the Buddha
  • lý thái thuận
  • lịch sử Đức Phật
  • Lịch sử Đức Phật bằng tranh
  • lịch sử đức phật thích ca
  • Mười câu chuyện Đức Phật
  • mật chú
  • oanh vũ
  • phim hoạt hình
  • phật pháp & đời sống
  • Sự tích Di Lặc Bồ Tát
  • Sự Tích Quán Thế Âm Bồ-tát
  • Sự Tích Địa Tạng Bồ-tát
  • thập đại đệ tử
  • truyện cổ Phật giáo
  • Truyện cổ Phật giáo Thái Lan
  • truyện tiền thân
  • truyện tranh phật giáo
  • truyện tranh phật giáo nhật bản
  • truyện tranh Phật giáo Thái Lan
  • Truyện tranh Đức Phật Thích Ca
  • trương quân
  • Địa Ngục Cực Lạc
  • Đức Phật
  • Đức Phật Vô Lượng Thọ
  • đại thí chủ
  • đạo làm con
  • đệ tử Phật
  • Truyện tranh Phật giáo - Phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật.